Tuy nhiên, tại một số khách sạn, đoàn kiểm tra, giám sát cũng nhắc nhở các đơn vị bổ sung thêm các biển cấm hút thuốc lá tại khu vực hành lang, nhà hàng như Khách sạn Bamboo Sài Gòn Hotel (đường Sư Vạn Hạnh, quận 10), Sen Việt, Victory.
Bà Nguyễn Thị Thu Huyền, Phó trưởng phòng, phòng Tham mưu tổng hợp, Cục Y tế, Bộ Công an, cho biết trong những năm gần đây, Ban chỉ đạo phòng, chống tác hại của thuốc lá của Bộ Công an đã phối hợp với Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá, Bộ Y tế, triển khai nhiều đợt kiểm tra, giám sát việc thực thi các quy định của luật.
Thông qua công tác này, bà Huyền khẳng định nhận thức của chủ, quản lý các khách sạn về tác hại của thuốc lá đã cải thiện. Tuy nhiên, số lượng biển cấm hút thuốc lá còn ít, vị trí đặt biển khó quan sát.
Do đó, đoàn kiểm tra đã nhắc nhở các đơn vị khẩn trương bổ sung, hoàn thiện những nội dung còn thiếu theo quy định của Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Ngoài việc kiểm tra, giám sát, đoàn còn tăng cường công tác tuyên truyền về quy định của luật, tác hại của thuốc lá, lợi ích của việc xây dựng môi trường không khói thuốc, hướng dẫn đơn vị các tiêu chí để xây dựng khách sạn không khói thuốc.
Các tiêu chí này gồm:
- Có biển báo cấm hút thuốc lá tại các địa điểm cấm hút thuốc lá trong khách sạn như sảnh khách sạn, phòng nghỉ, hành lang, cầu thang, phòng ăn, phòng làm việc, các khu vực trong nhà khác của khách sạn. Biển báo cấm hút thuốc cần rõ ràng, treo/đặt tại những vị trí dễ quan sát.
- Có nơi dành riêng cho người hút thuốc. Nơi dành riêng phải đảm bảo các điều kiện: có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá; có dụng cụ chứa các mẩu, tàn thuốc lá; có biển báo tại các vị trí phù hợp, dễ quan sát; có thiết bị phòng cháy, chữa cháy. Đối với các khách sạn không đủ điều kiện bố trí khu vực dành riêng cho người hút thuốc theo đúng quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá thì thì cần cấm hút thuốc hoàn toàn tại các khu vực trong nhà của khách sạn.
- Không có hiện tượng mua, bán thuốc lá tại các địa điểm cấm hút thuốc.
- Không trưng bày, sử dụng tên, nhãn hiệu, biểu tượng thuốc lá với các sản phẩm, dịch vụ khác.
Lan Anh
Đây là quan điểm không đúng vì thử nghiệm lâm sàng là khâu quan trọng và được áp dụng trên người. Thực tế, nhiều bệnh nhân đã không đáp ứng với phương pháp điều trị cũ, khi thử nghiệm lâm sàng họ có cơ hội được điều trị thuốc mới, mang lại hiệu quả chữa bệnh.
Đặc biệt, lĩnh vực nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng trong điều trị ung thư đang tăng rất mạnh tại các quốc gia, nhưng ở Việt Nam vẫn còn một số hạn chế. Nguyên nhân là tỷ lệ bệnh nhân tham gia thử nghiệm lâm sàng ở nước ta hiện chỉ chiếm 1-2%, trong khi tại nhiều nước, tỷ lệ này ít nhất là 10%.
Thứ hailà tình trạngthiếu nhân lực, cơ sở vật chất. Để thử nghiệm lâm sàng phát triển cần nhiều yếu tố như con người, cơ sở hạ tầng, vật chất, các dịch vụ hỗ trợ thử nghiệm lâm sàng, quy trình phê duyệt hội đồng đạo đức của Bộ Y tế, ghi nhận kiến thức của cả nhân viên y tế và bệnh nhân. Tuy nhiên, một số cơ sở bệnh viện chưa đủ cơ sở vật chất kỹ thuật có thể bị loại. Các đơn vị trong nước vẫn thiếu hụt nhân lực triển khai các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng.
Do đó, theo vị bác sĩ này, nước ta cần xây dựng mạng lưới thử nghiệm lâm sàng để các bệnh viện tham gia có thể hỗ trợ nhau. Các bác sĩ tham gia thử nghiệm lâm sàng có thể đào tạo ngắn ngày, tập huấn cho các điều dưỡng trở thành điều phối viên nghiên cứu. Về lâu dài, Việt Nam cần tham gia vào mạng lưới thử nghiệm lâm sàng quốc tế để có cơ hội phát triển nhiều hơn.
Theo Tiến sĩ Joydeep Sarkar, Trưởng bộ phận Dữ liệu đời thực và Ứng dụng công nghệ IQVIA - Châu Á Thái Bình Dương, trong lĩnh vực y dược nói chung và thử nghiệm thuốc nói riêng, Việt Nam cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệvào thu thập dữ liệu.
Trước đây, bệnh nhân phải đến các bệnh viện để tham giam thử nghiệm lâm sàng. Tuy nhiên, xu hướng hiện nay là các cơ sở nghiên cứu lâm sàng sử dụng công nghệ thu thập dữ liệu từ bệnh nhân trên hệ thống, không cần làm thủ công như trước. Việc thu thập dữ liệu qua công nghệ càng chi tiết càng hỗ trợ nghiên cứu nhiều hơn. Ông Joydeep cho rằng có thể dùng dữ liệu từ bệnh án điện tử, hồ sơ sức khỏe điện tử để sử dụng.
Theo bà Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế, Việt Nam đang chú trọng nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sẵn có để sản xuất thuốc biệt dược gốc, thuốc có dạng bào chế mới, hiện đại, hướng tới trở thành trung tâm sản xuất gia công, tiếp nhận chuyển giao công nghệ các thuốc biệt dược gốc của khu vực ASEAN. Cũng theo bà Hương, phát triển dược không chỉ dừng lại ở khâu cung cấp sản phẩm mà còn đẩy mạnh phát triển dược lâm sàng, tăng cường giám sát sử dụng thuốc an toàn hợp lý.
Chiến lược, mục tiêu phát triển dược trong giai đoạn tới là xây dựng hệ sinh thái dữ liệu số, thiết lập nền tảng y tế số trong lĩnh vực dược phẩm, đồng bộ hệ thống theo dõi, giám sát về hoạt động cung ứng thuốc, tối ưu hóa sử dụng thuốc trên người bệnh, dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xuất xứ, quản lý chất lượng thuốc.